086.7777.477 cskh@vntrekkingtour.vn

Login

Đăng ký

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Tên người dùng*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Tên người đi*
Họ và tên*
Ngày sinh*
Email*
Số điện *
Quốc gia*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Đã có tài khoản?

Login
086.7777.477 cskh@vntrekkingtour.vn

Login

Đăng ký

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Tên người dùng*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Tên người đi*
Họ và tên*
Ngày sinh*
Email*
Số điện *
Quốc gia*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Đã có tài khoản?

Login

Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn Đệ Nhất Hùng Quang Tây Bắc

Truyền thuyết về núi Ngũ Chỉ Sơn
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, dãy núi này gắn liền với truyền thuyết của vị thần tạo hóa, ngọn núi qua bao năm vẫn hiên ngang dựng đứng trước trời xanh. Như lời kể, từ thủa khai sinh Tả Giàng Phình, khi trời đất vẫn còn tối tăm, mịt mù, mặt đất thì rất bằng phẳng; một vị thần với thân hình vạm vỡ, to lớn lạ thường bỗng dưng xuất hiện.

Thần đã một mình hăm hở, miệt mài ngày đêm xây nên mảnh đất cho con cháu có nơi an cư lạc nghiệp. Ông đào đất để đắp thành những đồi, núi. Chỗ ông lấy đất đắp núi đã tạo thành biển và ao hồ. Sau đó, ông đã dùng bàn tay khéo léo để tạo nên khe suối nối vào sông, dẫn nước vào ao hồ và chảy ra biển.

Sau khi hoàn thành công việc kiến tạo, ông đã dồn tất cả sức lực để đắp 1 dãy núi thật cao. Ông mải mê đắp mãi cho tới khi dãy núi cao vượt tầng mây lên tận đến Trời.

Thấy vậy, Ngọc Hoàng rất giận dữ, liền sai thần sấm, thần sét xuống đánh phá dãy núi của thần khổng lồ. Tuy nhiên, sau năm ngày dùng đủ mọi cách vẫn không san bằng được dãy núi, thần sấm, thần sét kiệt sức phải quay về chịu tội với Ngọc Hoàng.

Dãy núi bị sấm sét đánh nham nhở chĩa thẳng lên cao giống năm ngón tay như thách thức với trời xanh và vẫn đứng vững vàng cho đến ngày nay. Người dân ở thung lũng Tả Giàng Phình đặt tên là Ngũ Chỉ Sơn, tức núi năm ngón tay.
Nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Ngũ Chỉ Sơn là cái tên gần đây được nhiều người đam mê khám phá nhắc tới. Núi Ngũ Chỉ Sơn cao 2858 m, được xem là đệ nhất hùng sơn của Tây Bắc, nằm ở xã Tả Giàng Phình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Núi có 5 ngọn núi chính, nhìn từ xa như 5 ngón tay xòe thẳng lên trời, sừng sững và vô cùng hùng vĩ.

Hành trình chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

Nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Ngũ Chỉ Sơn là cái tên gần đây được nhiều người đam mê khám phá nhắc tới. Núi Ngũ Chỉ Sơn cao 2858 m, được xem là đệ nhất hùng quang của Tây Bắc, nằm ở xã Tả Giàng Phình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Núi có 5 ngọn núi chính, nhìn từ xa như 5 ngón tay xòe thẳng lên trời, sừng sững và vô cùng hùng vĩ.

Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn ẩn hiện trong mây.

Ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn nằm cách Khu du lịch Sa Pa (Lào Cai) khoảng 40 km và được đánh giá là dãy núi hùng vĩ nhất mảnh đất Tây Bắc. Ngũ Chỉ Sơn nằm trong khu vực giáp ranh giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa. So với nhiều ngọn núi khác, Ngũ Chỉ Sơn không quá cao, song lại là ngọn núi không dễ chinh phục. Trong 5 ngọn núi của Ngũ Chỉ Sơn, đến nay, người dân địa phương mới khám phá được 2 ngọn cao nhất, với độ cao là 2.858 m và 2.853 m so với mực nước biển.

Phượt thủ có thể chinh phục Ngũ Chỉ Sơn bằng hai con đường: thứ nhất là xuất phát theo hướng Lai Châu hoặc Lào Cai. Theo kinh nghiệm của những người đã từng khám phá Ngũ Chỉ Sơn, cung đường leo núi từ xã Tả Giàng Phình (Sa Pa, Lào Cai) khá ngắn. Vì vật, nhiều người lựa chọn đi theo cung đường này. Thứ hai là xuất phát từ xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu), nếu đi theo hướng này thì đường đi sẽ qua thác Chu Va rất cao và đẹp.

Thảm thực vật trên đường chinh phục ngọn núi khá đa dạng, phong phú (Ảnh: Đức Hùng).

Hành trình chinh phục ngọn núi cao nhất trong Ngũ Chỉ Sơn thường mất 2 ngày 1 đêm. Xuất phát từ hướng Lào Cai, mất khoảng 6-8 tiếng du khách sẽ dừng chân và nghỉ lại ở độ cao gần 2.600 m. Sau một đêm cắm trại, ngủ đêm ở độ cao này, du khách sẽ bước vào chinh phục đoạn đường được đánh giá là gian nan nhất trong hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn, đòi hỏi người khám phá phải có kỹ năng leo núi. Theo mô tả của những người đã chinh phục thành công, thì du khách phải vượt qua 3 chiếc thang được làm đơn sơ với một bên là vực sâu thăm thẳm. Vượt qua những cụm trúc khoe mình giữa sương mai, ánh bình minh bắt đầu hé lên gam màu vàng cam giữa bầu trời trong xanh. Tiếp tục hành trình thêm chừng 40 phút, du khách sẽ đặt chân lên đỉnh cao nhất của Ngũ Chỉ Sơn (cao 2.858m).

Tại đây, du khách sẽ được chào đón bởi 1 biển mây bồng bềnh. Trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn không có cây cao nên có thể phóng tầm nhìn ra xung quanh rất xa. Từ đây có thể nhìn thấy rõ đỉnh Fansipan, Nhìu Cồ San, Bạch Mộc và Lảo Thẩn. Cảnh tượng ở trên đỉnh rất đẹp, như lạc vào chốn thần tiên, khó có thể tả bằng lời hay bằng hình ảnh.

17h chiều trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn. (Ảnh: Đức Hùng).

Hiện tượng “Phật Quang” trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

Vào khoảng đầu tháng 12, những du khách đến đây đã tình cờ thấy hiện tượng “Phật Quang” ngay trên đỉnh núi, đây là hiện tượng rất hiếm gặp, khi mà trên trời xuất hiện hình hào quang vòng tròn. Đó là hiện tượng quang học độc đáo tên là hào quang mặt trời, xuất hiện khi ánh sáng tương tác với tinh thể băng lơ lửng trong không khí, tạo ra vòng tròn nhiều mầu sắc trên bầu trời.

“Phật quang” xuất hiện (vị trí dưới cánh tay bên phải nhân vật trong ảnh). Ảnh: A Sình

Trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn không có cây cao nên có thể phóng tầm nhìn ra xung quanh rất xa. Từ đây có thể nhìn thấy rõ đỉnh Fansipan và đỉnh Nhìu Cồ San. Dù muốn ở lại càng lâu càng tốt để chiêm ngưỡng và tận hưởng từng giây phút ở đó. Tuy nhiên, càng tối thì ở đây sẽ càng lạnh, chính vì vậy du khách nên rời đỉnh trước 16h30 và có thể ngắm hoàng hôn trên đường xuống lán nghỉ.

Nếu các phượt thủ muốn ngắm bình minh trên đỉnh núi thì sáng hôm sau mọi người cần thức dậy lúc 4h30 và xuất phát từ lán nghỉ đi lên đỉnh lúc 5h. Trời sẽ rất tối nên phải dùng đèn pin đội đầu để leo núi. Khoảng 6h sáng du khách sẽ tới đỉnh và ai cũng kịp ngắm được khung cảnh bình minh rực rỡ. Tận hưởng không gian bao la của núi rừng xong thì mọi người sẽ trở về lán ăn uống rồi xuống núi, kết thúc hành trình leo Ngũ Chỉ Sơn 2 ngày một đêm.

Leave a Reply

Trekking ?

Trekking có nghĩa là đi bộ dài ngày là một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã. Người trekking chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình. Phải đi bộ, thường thì phải tự mang vác đồ và đi vào rừng, núi, bản làng xa trung tâm không có phương tiện giao thông; mất nhiều thời gian, vất vả, thậm chí là nguy hiểm. Những chặng đường đi trekking thường rất hoang dã nhưng cũng nhiều thú vị bất ngờ. Trekking giúp rèn luyện thân thể, có ích cho sức khỏe, thách thức cảm giác được chinh phục và hòa mình vào thiên nhiên hoang dã. Xin đừng nhầm lẫn trekking với leo núi.

Bình luận gần đây